PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH GIANG
TRƯỜNG TIỂU HỌC LONG XUYÊN
Video hướng dẫn Đăng nhập

KHI TRẺ BƯỚC VÀO LỚP 1, PHỤ HUYNH CHÚNG TA CẦN BIẾT VÀ LÀM GÌ?

 “Dạy con từ thuở còn thơ...” câu tục ngữ từ ngàn đời vẫn nguyên giá trị về vai trò của giáo dục gia đình. Chúng ta cần trao đổi với nhau một cách có trách nhiệm về vấn đề này, điều mà ai cũng biết là nhân nào thì quả ấy, dạy con đạt được điều mong đợi không phải dễ dàng, song cũng không phải không làm được. Bắt đầu từ lớp 1 chúng ta cần làm gì, sau đây chúng tôi xin được trao đổi với quý bậc phụ huynh, hy vọng rằng với sự nỗ lực từ đầu của những bậc làm cha, làm mẹ chắc chắn sản phẩm của chúng ta là những đứa con ngoan.

     

     Sáu tuổi, trẻ bước vào lớp 1, đó là một  bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của trẻ thơ. Hoạt động chủ đạo của trẻ không còn là hoạt động vui chơi như ở trường Mầm Non, mà thay vào đó là hoạt động học tập, theo phương châm “Vừa chơi vừa học”. Thế giới xung quanh trẻ dường như đang có một sự thay đổi, tất cả đều mới lạ: trường lớp mới, thầy cô mới, bạn bè mới, phương pháp học tập mới,...và cả những nội quy học tập mà trẻ chưa thật sự  ý thức được. Thêm vào đó, trẻ phải lĩnh hội một lượng lớn kiến thức vừa mới vừa trừu tượng. Tất cả đều là thử thách đối với trẻ. Vì thế mà ngoài sự chăm lo giáo dục của thầy, cô giáo, nhà trường, thì Quý bậc phụ huynh chúng ta cần phải  chuẩn bị một tâm thế vững vàng cho trẻ trước khi vào lớp 1, giúp trẻ dễ thích nghi với môi trường mới. Vài vấn đề sau đây Quý bậc phụ huynh chúng ta cần chú ý:

I. Một số vấn đề chuẩn bị cho trẻ:

          1. Về tâm lý của trẻ:

          Trẻ rất phấn khởi được đi học lớp 1 do vậy chúng ta cần tạo cho trẻ một tâm thế sẵn sàng đi học, thích được đi học. Chúng ta cần chuyện trò với trẻ về những khó khăn mà trẻ có thể gặp phải trong một môi trường mới, gò bó như: giờ giấc sinh hoạt sẽ nghiêm túc hơn, thời gian vui chơi sẽ ít hơn, phải làm nhiều bài tập, phải tập trung chú ý trên giờ học lâu hơn - Dần dà trẻ thấy rằng đây là niềm tự hào của mình vì đã trưởng thành hơn lớp Mẫu giáo. Bên cạnh đó là sự động viên khích lệ trẻ: Con sẽ tự đọc được một quyển truyện, tự viết được những lời nhắn mà con thích, hoặc con sẽ tìm thấy câu trả lời cho nhiều câu hỏiVì sao?”. Quý bậc phụ huynh cần đặc biệt quan tâm đến những ngày đầu đi học của trẻ, chẳng hạn như phải đưa đón trẻ đúng giờ. Sau mỗi buổi đón con ở trường về nên hỏi: “Hôm nay con học được những gì? Ở lớp có chuyện gì vui không?” thay vì hỏi “Con được mấy điểm?” để tránh gây áp lực cho trẻ.

2. Trang trí góc học tập:

Để củng cố tự tin cho trẻ, Quý bậc phụ huynh cùng trẻ trang trí góc học tập, những việc làm nhỏ này sẽ kích thích hứng thú đến trường của trẻ. Góc học tập có bàn ghế ngồi vừa cho trẻ, không gian thoáng mát; ánh sáng phải đủ để đọc sách ( tốt nhất phải dùng đèn chống cận thị); Tủ đựng sách vở gọn gàng, có lịch học tập nghiêm túc. Làm cho trẻ biết kiềm chế dần tính hiếu động, bột phát để chuyển thành tính kỷ luật, nền nếp, chấp hành nội quy học tập.

3. Mua sắm cho trẻ:

Ở đây chúng ta cần có tư vấn nghiêm túc của thầy/cô giáo có kinh nghiệm, song cần chú ý các đồ dùng cần thiết cho trẻ mà quý bậc phụ huynh chúng ta cần phải biết đó là: Quý bậc phụ huynh nên cùng trẻ đi mua sắm trang phục, sách vở, đồ dùng học tập. Đồ dùng học tập cần có nét ngộ nghĩnh, hấp dẫn trẻ.

4. Quản lý thời gian học tập và tự làm việc cá nhân:

Khi ở nhà, Quý bậc phụ huynh nên tập cho trẻ ngồi vào bàn và giao cho trẻ thực hiện nhiệm vụ trong một thời gian nhất định. Ngoài ra, bạn cũng nên tập cho trẻ ý thức tự lập: tự mặc quần áo, tự đi vệ sinh, cách ứng phó với một số tình huống ở trường như khi muốn đi vệ sinh, khi muốn nêu ý kiến...Nếu có điều kiện hơn nữa, bạn nên dẫn trẻ tham quan trước ngôi trường mà trẻ sắp đến học. Ngay từ lớp 1 Quý bậc phụ huynh chúng ta hãy nghiêm khắc với trẻ về thói quen ngủ, nghỉ, giải trí... Tuyệt đối không cho trẻ xem Tivi quá 1 giờ cùng ngày, cấm kỵ trẻ xem các chương trình không phù hợp với lứa tuổi, hoặc phản cảm...Khi trẻ ngồi vào máy vi tính Quý bậc phụ huynh phải theo dõi chặt chẽ trẻ làm gì, đồng thời hạn chế tối đa hoặc cấm triệt để trẻ chơi điện tử - Vì khi trẻ đã say điện tử thì hậu quả hết sức khôn lường sau này, mà chúng ta phải ân hận đấy và phải trả một giá rất đắt đấy.

     Khi trẻ đã có được một tâm lý sẵn sàng đi học, bạn hãy quan tâm đến việc cần trang bị  những kiến thức và kĩ năng về Tiếng Việt và Toán cho trẻ. Chúng ta bắt đầu trao đổi với nhau về nội dung này:

     II. Hướng dẫn cho trẻ ở nhà học môn Tiếng Việt

         1. Những vấn đề chung để trẻ học môn Tiếng Việt có hiệu quả:

    Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức được sử dụng trong học tập và giao tiếp ở  trường học. Đối với trẻ, Tiếng Việt lại là tiếng mẹ đẻ, đó là một thuận lợi bước đầu cho trẻ, bạn không nên quá lo lắng khi nghĩ rằng trẻ có thể tiếp thu được chương trình Tiếng Việt lớp 1 hiện hành hay không? Trên thực tế, những trẻ có sức khoẻ và trí tuệ bình thường hoàn toàn có thể biết đọc và viết sau khi học lớp 1. Hơn nữa khi vào lớp 1 trẻ sẽ được tập viết từ những nét cơ bản đầu tiên, vì thế bạn không cần phải luyện viết trước cho trẻ. Tuy nhiên bạn cũng cần phải chú ý đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ như: đọc truyện cho trẻ nghe, giao tiếp với trẻ để uốn nắn cho trẻ diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Hình thành cho trẻ một số kĩ năng chuẩn bị cho việc đọc, viết như: cách cầm sách, mở sách, tư thế ngồi viết, hướng viết, cách cầm bút, cách điều khiển vận động bàn tay ...Bạn  cần giúp trẻ nhận dạng và phát âm đúng các chữ cái Tiếng Việt; luyện cho trẻ tập tô các chữ cái, các nét cơ bản theo những nét có sẵn để trẻ tập điều khiển cơ tay, dần dần làm quen với nét chữ. Điều quan trọng là trước khi vào lớp 1 trẻ phải có được vốn Tiếng Việt cơ bản tối thiểu để có khả năng giao tiếp bằng Tiếng Việt ở dạng ngôn ngữ nói (nghe- hiểu, nói) trong môi trường lớp học. Sau đây là yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng Tiếng Việt dành cho học sinh lớp 1 mà quý bậc phụ huynh có thể tham khảo để giúp đỡ thêm cho trẻ trong suốt quá trình trẻ học lớp 1:

       2. Kỹ năng viết chữ:

        2.1 Cần chú ý chi tiết con chữ

Phải nắm được các con chữ trong một kiểu chữ phải cùng loại mang đặc điểm riêng của kiểu chữ đó, các con chữ có kích thước không giống nhau. Phải dạy cho trẻ viết chữ có tính thẩm mĩ, các con chữ của kiểu chữ mới phải có đường nét mềm mại, kích thước hợp lý có dáng chữ đẹp, hài hoà trông đẹp mắt, gợi tình cảm thẩm mĩ. Bởi vậy Bộ Giáo dục & Đào tạo đã quyết định chọn mẫu chữ truyền thống.    

-Về chữ thường các kích thước cụ thể:              

+16 con chữ có chiều cao 1 đơn vị ( a, ă, â, o, ô, ơ, i, n, m,...)

+4 con chữ có chiều cao 2 đơn vị ( đ, d, p, q)               

+1 con chữ có chiều cao 1,5 đơn vị (t)             

+Riêng chữ ( r, s) cao 1,25 đơn vị.         

+6 con chữ có chiều cao 2,5 đơn vị  (b, l, h, g, y)

-Về chữ hoa:

Theo chữ truyền thống đường nét uốn lượn mềm mại. Song nó thay đổi một số nét dễ viết hơn, hợp lý hơn.

    -Về chữ số:

          Các chữ số cao 2 đơn vị.        

2.2 Yêu cầu cơ bản của dạy tập viết ở lớp 1:

+ Kiến thức: Giúp trẻ có được những hiểu biết về đường kẻ, dòng kẻ, độ cao, cỡ chữ, hình dáng, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, khoảng cách giữa các chữ, chữ ghi tiếng, cách viết các chữ viết thường, dấu thanh và chữ số.

+ Kỹ năng: Viết đúng quy trình - nét, viết chữ cái và liên kết các chữ cái tạo thành chữ ghi tiếng theo yêu cầu liền mạch. Viết thẳng hàng các chữ trên dòng kẻ. Ngoài ra học sinh còn được rèn luyện các kỹ năng như: tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở…

- Quý bậc phụ huynh cũng cần hiểu rõ ý đồ của vở tập viết. Cấu trúc mỗi bài gồm phần tập viết chữ cái và từ ứng dụng.

Ở vở tập viết lớp 1 thì cứ sau bài học vần có một bài tập viết thêm để học sinh rèn luyện cách viết các chữ vừa học.

- Trẻ phải được nắm chắc các ký hiệu trong vở tập viết như: đường kẻ ngang, quy định độ cao chữ cái, dấu chấm là điểm đặt bút đầu tiên của chữ, ký hiệu luyện viết ở nhà.

2.3 Cấu tạo chữ viết:

a. Xác định tọa độ và chiều hướng chữ:

Tọa độ chữ được xác định trên đường kẻ ngang của vở tập viết. Mỗi đơn vị dòng kẻ trong vở gồm có 4 dòng kẻ ngang (1 dòng đầu đậm và 3 dòng còn lại được in nhạt hơn). Ta ký hiệu đường kẻ trên là số 1 các đường khác là 2, 3, 4 kể từ dưới lên trên.

V

Cách xác định tọa độ trên khung chữ phải dựa vào đường kẻ dọc, đường kẻ ngang và các ô vuông làm định hướng. Đây là một trong những điều kiện để dạy chữ viết thành một quy trình. Quy trình được thực hiện lần lượt bởi các thao tác mà hành trình ngòi bút đi qua tọa độ các chữ.

Xác định tọa độ cấu tạo các chữ viết hoa đều phải căn cứ vào các ô vuông của khung chữ mẫu để phân tích cách viết.

Ngoài việc thống nhất các khái niệm về đường kẻ, ô vuông như trên, để việc tổ chức dạy tập viết có hiệu quả hơn, cần chú ý thêm một số thuật ngữ có liên quan:

          a.1- Điểm đặt bút: Là điểm bắt đầu khi viết một nét trong chữ cái. Điểm đặt bút có thể nằm trên đường kẻ ngang, hoặc không nằm trên đường kẻ ngang.

a.2- Điểm dừng bút: Là vị trí kết thúc của nét chữ trong một chữ cái. Điểm dừng có thể trùng với điểm đặt bút hoặc không nằm trên đường kẻ ngang.

Ví dụ: điểm dừng bút  trùng với điểm đặt bút. Điểm dừng bút nằm trên đường kẻ ngang.

a.3- Tọa độ điểm đặt hoặc dừng bút: Về cơ bản, tọa độ này thống nhất ở vị trí 1/3 đơn vị chiều cao chữ cái, có thể ở vị trí trên hoặc dưới đường kẻ ngang.

a.4- Viết liền mạch: Là thao tác đưa ngòi bút liên tục từ điểm kết thúc của nét đứng trước tới điểm bắt đầu của nét đứng sau.

Ví dụ: - a nối với m       ->  am

 - x nối với inh    ->  xinh.   Các nét bút viết liền mạch khi viết không nhấc bút

a.5- Kỹ thuật lia bút:

Để đảm bảo tốc độ trong quá trình viết một chữ cái hay viết nối các chữ cái với nhau, nét bút được thể hiện liên tục nhưng dụng cụ viết (đầu ngòi bút, phấn) không chạm vào mặt phẳng viết (giấy, bảng). Thao tác đưa bút trên không gọi là lia bút.

a.6- Kỹ thuật rê bút: Đó là trường hợp viết đè lên theo hướng ngược lại với nét chữ vừa viết. Ở đây xảy ra trường hợp dụng cụ viết (đầu ngòi bút, phấn) chạy nhẹ từ điểm kết thúc của nét đứng trước đến điểm bắt đầu của nét liền sau.

Ví dụ: Khi viết chữ ph phải viết nét thẳng của chữ (  ) sau đó không nhấc bút để viết mà rê ngược bút lên đường kẻ ngang thứ 2 để viết nét móc 2 đầu (   )

C. Cấu tạo của chữ cái Tiếng Việt:

Kí hiệu ngôn ngữ do các chất liệu âm thanh hoặc nét đồ họa thể hiện. Chữ viết được xây dựng trên cơ sở của hệ thống kí tự đã được chuẩn hóa. Những đặc điểm cấu tạo chữ viết là những yếu tố cần và đủ để phân biệt các chữ cái khi thể hiện ngôn ngữ viết. Những yếu tố cấu tạo chữ viết này chính là hệ thống các nét chữ.

Yêu cầu về hệ thống nét: Việc xác định hệ thống các nét chữ được phân tích trên cơ sở số lượng nét càng ít càng tốt để dễ dạy, dễ học. Đồng thời hệ thống nét đó lại phản ánh toàn bộ hệ thống chữ cái và chữ số Tiếng Việt. Do đó, cần quan niệm hệ thống nét cơ bản cấu tạo chữ cái Tiếng Việt gồm hai loại:

* Nét thẳng: thẳng đứng ê, nét ngang ¾, nét xiên /, \

* Nét cong: cong hở (cong phải, cong trái ), cong khép kín O.

Tuy nhiên, hệ thống chữ La tinh ghi âm vị Tiếng Việt ngoài các nét cơ bản trong cấu tạo chữ viết còn có các nét dư. Những nét dư thừa này có chức năng tạo sự liên kết giữa các nét trong từng chữ cái và giữa các chữ cái với nhau.

* Nét phối hợp: Trên cơ sở lấy nét chữ cơ bản làm nền, tính từ điểm xuất phát kéo dài nét đó cho đến khi không thể và không cần thiết kéo dài được nữa (đến đây đã đủ nét và nếu cứ tiếp tục kéo dài sẽ trùng với nét khác hoặc dư thừa nét) thì chấm dứt. Loại nét này gọi là nét phối hợp. Nhờ cách quan niệm như vậy, các nét cấu tạo chữ cái không bị cắt vụn. Chẳng hạn, với chữ cái “a” thông thường có thể phân thành 3 nét: nét cong trái, nét thẳng đứng và nét cong phải (C,  |,      ) nhưng khi viết, thông thường người viết kéo dài nét thẳng đứng cho đến khi kết thúc nét, lúc đó ta được nét móc phải (là sự kết hợp giữa nét thẳng đứng và nét cong). Vì vậy, ta chọn lối phân tích chữ “a” thành 2 nét: nét cong kín (O) và nét móc phải (    ).

Với cách xác định chữ như trên, việc phân tích các chữ trở nên gọn và dễ hiểu.

Sau đây là danh sách các nét phối hợp cần được thống nhất để dạy viết nét và viết chữ cái tiếng Việt:

- Nét móc: Nét móc xuôi,            nét móc ngược      

- Nét móc hai đầu:

- Nét thắt giữa:

- Nét khuyết:  - nét khuyết trên

                         - nét khuyết dưới.

- Nét thắt trên:

Cách sắp xếp các chữ cái có hình dáng tương tự vào cùng bài dạy xuất phát từ quan niệm muốn dùng thao tác tương đồng để dạy chữ cái và dạy viết theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp xét về cấu tạo nét chữ.

Nhóm 1: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong: c, o, ô, ơ, e, ê, x.

Nhóm 2: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong phối hợp với nét móc (hoặc nét thẳng): a, ă, â, d, đ, g.

Nhóm 3: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét móc: i, t, u, ư, p, m, n.

Nhóm 4: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét khuyết (hoặc nét cong phối hợp với nét móc): l, h, k, b, y, g.

Nhóm 5: Nhóm chữ cái có nét móc phối hợp với nét thắt:r,v,s

Về cơ bản, cách sắp xếp này cũng theo sát các nhóm bài luyện tập viết trong vở.

       D. Tư thế viết:  Đây là yêu cầu không kém phần quan trọng trong giờ tập viết  ở nhà mà không ít phụ huynh đã bỏ qua dẫn đến tình trạng các em ngồi viết chưa đúng tư thế (nghiêng bên phải, bên trái) cách để vở, để tay, cách cầm bút chưa khoa học, chưa hợp lý dẫn đến việc trẻ dễ mỏi dễ chán nản nên viết chữ cẩu thả, tuỳ tiện.

Vì vậy cần phải hướng dẫn  trẻ tư thế ngồi viết đúng quy cách như sau:

- Ngồi ngay ngắn, thẳng cột sống, vai ngang bằng, tránh tỳ ngực vào bàn dễ mắc bệnh tim phổi.

- Chân gập thành vuông góc

- Đầu cúi hơi nghiêng

- Mắt cách vở khoảng 20-30cm

- Tay trái giữ chặt mép vở, tay phải cầm bút bằng 3 đầu ngón tay, ngón trỏ để cách đầu quản bút 1 cm ( khoảng 1 đốt ngón tay) vở nên để hơi chếch về bên trái từ 15-20 độ so với mép bàn, cầm bút xuôi theo chiều ngòi, bút nghiêng so với mặt giấy khoảng 45 độ, khi viết đưa bút từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, không ấn mạnh ngòi bút xuống giấy.

Hiện nay một số phụ huynh chưa thật sự chú ý hướng dẫn và rèn cho trẻ cách cầm bút, cách đặt vở nên rất nhiều em cầm bút và tư thế ngồi sai lệch rất đáng lo ngại. Vì vậy việc chỉnh sửa tư thế viết cho trẻ phải được đề cập đến thường xuyên trong từng giờ tập viết.

      3. Hướng dẫn  đọc:

          Ở lớp 1, trẻ cần rèn luyện những kỹ năng về ngữ âm và sử dụng ngôn ngữ nói chung. Cách tốt nhất để giúp trẻ phát triển kỹ năng đọc là cùng trẻ tập đọc bất cứ khi nào có thể và dạy trẻ cách phát âm chuẩn xác. Cần ưu tiên những truyện có hình minh hoạ để hỗ trợ cho sự phát triển năng lực hiểu biết về thế giới của trẻ. Tuy nhiên khi đọc cần chỉ vào chữ chứ không chỉ vào hình. Khi dạy cho trẻ cách đọc, phụ huynh đọc mẫu cho trẻ những tiếng, từ mà trẻ hay quên, hay nhầm lẫn. Phụ huynh nên cùng trẻ đọc truyện: đọc từng câu quen thuộc rồi cho trẻ đọc lớn tiếng một mình. Với giọng đọc hấp dẫn của phụ huynh sẽ giúp trẻ hiểu được nhiều điều tinh tế. Có thể không yêu cầu trẻ đọc hết mà nên chia nhau mỗi người đọc 1 trang để trẻ có thời gian nghỉ ngơi và nghe bạn đọc. Khi chuẩn bị đọc truyện, bạn hãy xem quyển đó có quá khó với trẻ, nếu có khoảng 10 từ mà trẻ mắc kẹt 1 từ thì bạn nên đổi quyển khác. Cứ để trẻ đọc đi đọc lại 1 quyển truyện nếu trẻ thích thế, điều này sẽ tạo sự tự  tin cho trẻ. Nếu trẻ vấp từ khó, đừng ép trẻ đọc cho được. Trước tiên, hãy bỏ qua và đọc tiếp cho hết câu. Sau đó, đọc lại từ đó và bảo trẻ thử đoán nghĩa của từ đó xem sao. Chỉ cho trẻ nhìn vào chữ đầu và cuối của từ đó để đoán chữ. Nếu bạn tập trung vào chuyện dạy trẻ đọc, trẻ sẽ ý thức được tầm quan trọng của việc tập đọc. Trò chuyện với trẻ bằng cách kể chuyện sẽ làm giàu vốn từ và sự hiểu biết của trẻ. Đọc sách xong, bé thích thảo luận về những gì trong đó. Lúc đó, bạn có thể hỏi trẻ “Theo con thì sau đó chuyện gì sẽ xảy ra ?” hoặc khích lệ trẻ nêu cảm xúc về câu chuyện. Đó là hình thức luyện cho trẻ nói một cách rõ ràng trôi chảy nói đủ ý trọn vẹn để người nghe hiểu được.

        II. Hướng dẫn cho trẻ ở nhà học môn Toán

Cuối bậc học Mầm Non, trẻ đã được làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán như: tập hợp, số lượng, số thứ tự và đếm;  xếp tương ứng; so sánh, sắp xếp theo quy tắc; đo lường; hình dạng; định hướng trong không gian và định hướng thời gian. Khi trẻ lên lớp 1 chúng ta cần quan tâm các vấn đề sau:

 Thứ nhất:  Quý bậc phụ huynh cần đặt ra các câu hỏi, để trẻ tự trả lời các vấn đề sau: về to, nhỏ, lớn, bé, bằng nhau, cao, thấp, trên dưới, trước, sau, phải, trái, một và nhiều, nhiều hơn, ít hơn, Hình vuông, hình tròn, hình tam giác, điểm, đoạn thẳng, tia số và độ dài xăng-ti-mét. Những kiến thức ban đầu này giúp trẻ có cơ sở để tiếp thu các kiến thức sau, vậy nên học đến đâu cho trẻ thực hành để nắm chắc kiến thức đến đó.

Thứ hai: Hiểu được cấu tạo của số, nắm được cách đọc viết, so sánh, cộng trừ trong phạm vi 10. Thuộc bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi các số đã học (Việc thuộc bảng cộng trừ được xem như là thuộc “bảng cửu chương” để giúp học sinh lớp 1 tính toán. Cũng có thể hướng dẫn học sinh cộng bằng cách đếm thêm nếu học sinh yếu hoặc chưa thuộc bảng cộng, so sánh các số trong phạm vi 100.

Thứ ba: Biết cộng trừ trong phạm vi 20.(đặt tính và tính dựa vào 10 số đầu); Biết cộng trừ các số tròn chục trong phạm vi 100. (tương tự như cộng trừ 10 số đầu, xem 10 là 1 chục)

 Thứ tư: Sách giáo khoa về môn toán giúp trẻ học ở lớp và học ở nhà (Sách nâng cao nếu cần). Chú ý không nên cho trẻ làm bài tập trực tiếp vào trong sách giáo khoa mà phải có vở riêng để giúp trẻ luyện cách viết số, viết dấu phép tính đúng và trình bày đẹp hơn. Ngoài ra còn giúp trẻ luyện cách đặt phép tính đúng trước khi tính toán.

Thứ năm: Vở bài tập toán để giúp trẻ viết đúng số, đúng mẫu, đúng cở và tính toán đúng, có thêm vở bài tập toán nâng cao nếu cần. Đồ dùng học tập môn toán: Bảng, phấn, bộ chữ số, bộ hình (tròn, vuông, tam giác), bộ que tính để giúp học sinh tư duy qua vật cụ thể.

  Như vậy, việc chuẩn bị cho trẻ có được một tâm thế sẵn sàng đi học là rất cần thiết. Nếu bạn làm được điều đó thì bạn hãy tin rằng con bạn sẽ có đủ tự tin để vượt qua những trở ngại và thử thách một cách dễ dàng hơn.

 

Long Xuyên, ngày 20 tháng 6 năm 2014

Phó hiệu trưởng

 

 

Vũ Đức Khôi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hội khoẻ phù đổng trường Tiểu học Long Xuyên. Chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12/2023 ... Cập nhật lúc : 20 giờ 3 phút - Ngày 21 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Hướng tới ngày phụ nữ Việt Nam 20-10 đoàn trường Tiểu học Long Xuyên kết hợp với trung tâm Kĩ năng sống tổ chức một số hoạt động với chủ đề Mẹ và Cô. ... Cập nhật lúc : 8 giờ 21 phút - Ngày 17 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
Tháng 10 ùa về- Yêu thương đong đầy với những hoạt động chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10. ... Cập nhật lúc : 9 giờ 46 phút - Ngày 16 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
Trường Tiểu học Long Xuyên tổ chức thành công đại hội Liên đội năm học 2023-2024 ... Cập nhật lúc : 9 giờ 35 phút - Ngày 16 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
Nhằm đánh giá kết quả hoạt động cộng tác đoàn nhiệm kỳ 2022 - 2023, đồng thời xác định rõ phương hướng mục tiêu nhiệm vụ của Chi đoàn trong nhiệm kỳ mới 2023 - 2024. Ngày 10 tháng 10 năm 202 ... Cập nhật lúc : 22 giờ 54 phút - Ngày 11 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
Trường Tiểu học Long Xuyên tổ chức hội nghị CBVC năm học 2023-2024. Ngày 6/10/2023 ... Cập nhật lúc : 7 giờ 14 phút - Ngày 10 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
Sách là sản phẩm tinh thần, đồng thời là sản phẩm vật chất do lao động của con người sáng tạo nên, là nhân tố quan trọng để thúc đẩy xã hội phát triển. Sách giúp tăng trí tuệ và nâng cao sự ... Cập nhật lúc : 9 giờ 0 phút - Ngày 5 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
Trường Tiểu học Long Xuyên tổ chức tết trung thu cho học sinh năm học 2023-2024. ... Cập nhật lúc : 9 giờ 2 phút - Ngày 30 tháng 9 năm 2023
Xem chi tiết
Ngày 22/9/2023 trường Tiểu học Long Xuyên tổ chức cho toàn thể cán bộ giáo viên nhà trường tập huấn lưu trữ hồ sơ điện tử trên Google Drive. ... Cập nhật lúc : 8 giờ 14 phút - Ngày 30 tháng 9 năm 2023
Xem chi tiết
Ngày 05/9/2023 trường Tiểu học Long Xuyên- Bình Giang- Hải Dương tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2023-2024. ... Cập nhật lúc : 7 giờ 57 phút - Ngày 30 tháng 9 năm 2023
Xem chi tiết
1234567891011121314
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
11 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HS LỚP 4
LUYỆN THI VIOLYMPIC LỚP 5
LUYỆN THI VIOLYMPIC LỚP 4
BÀI ÔN TẬP TOÁN -TIẾNG VIỆT LỚP 5(TỪ 28/3)
bai tập nghỉ dịch covid 19 lớp 3
Đề cương ôn tập sách TA 5 nghỉ dịch covid-19 (dành cho hs năng khiếu). Phần bài tập các em hs lớp 5 lấy bài tập của lớp 4 làm(vì các em đang học book 4)
Bài tập Tiếng Anh nghỉ dịch covid-19 lớp 4
Bài tập môn Tiếng Anh nghỉ dịch covid-19 lớp 3
đề ôn tập môn Toán lớp 5 nghỉ dịch
Đề kiểm tra cuối kì 1lớp 3
Đề Tiếng Việt 3 có đáp án( nghỉ dịch covid)
Bài ôn tập TV lớp 2 cho các tuần nghỉ dịch covid - 19
Bài ôn tập Toán lớp 2 cho các tuần nghỉ dịch covid- 19
Bài ôn tập ôn tập Toán + TV lớp 3 nghỉ dịch covid-19
Bài ôn tập ôn tập Toán + TV lớp 3 nghỉ dịch covid-19
12345678910
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC LONG XUYÊN ( Theo TT số 28/2020/TT-BGD&ĐT ngày 4/9/2020)
KẾ HOẠCH TỰ BỒI DƯỠNG_ PHƯƠNG ANH
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CÁ NHÂN_ NGUYỄN PHƯƠNG ANH
TH 24 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Ở TIỂU HỌC
TH 39 GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HSTH QUA CÁC MÔN HỌC
TH 15 Một số phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học
Thư viện các danh nhân lịch sử
QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN THƯ VIỆN TRƯỜNG PHỔ THÔNG
CV số 11185GDTH hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn thư viện trường PT
Thông tư 05 quy định về đánh giá hoạt động thư viện
Nội dung bồi dưỡng thường xuyên TH1, TH7,TH15,TH24,TH31,TH34,TH39
Giới thiệu sách tháng 11
Bồi dưỡng thường xuyên - Tuyền
Bồi dưỡng thường xuyên - Lương
Sáng kiến kinh nghiệm - Linh
123456789